Truyện Sex Quanh lồn đã nhú lên những sợi lông tơ
Đăng Admin
4.5 sao trên 1024người dùng
Lượt xem: 21720
Chia sẻ:
Tớ nhớ cảnh ăn gà đeo kính dai như chão trâu của các cậu lắrn. Giá được ăn “cát đó” như ăn gà đeo kính nhỉ? Về Hà Nội khó có điều kiện được ăn “cái đó” lắm…”. Lá thư của Đắc làm tôi buồn. Tôi nhớ lại hôm tiễn Đắc về Hà Nội. Đó là chuyến bay dân dụng từ Matxcơva về Hà Nội. Mọi người đang chờ mở cửa để đưa hàng vào khám. Người về những chuyến như hôm nay bao giờ cũng đông, phần lớn là người Việt đã làm việc, công tác hay học hành ở Liên Xô nay hết hạn ra về. Lác đác có vài ba người ngoại quốc, chủ yếu là người Nga.
Người đứng chờ chật ních ở phía ngoài. Đồ đạc ngổn ngang, nào va ly, nào là hòm giấy bằng bìa cát tông. Thùng nào thùng nấy nai nịt cẩn thận. Lại có cả những túi lưới mắt cáo, trong đó đựng trăm thứ bà rằn: nào búp bê, nào những con lật đật đụng vào chúng là chúng khua lên inh ỏi, nào táo nào bánh kẹo, nào sữa hộp. Đó là những túi xách tay không nằm trong tiêu chuẩn hai mươi cân nên ai cũng cố nhét cho nhiều, cho đầy, cho nặng. Những chân tay búp bê gầy thò ra lủng lẳng ngoài mắt lưới. Những con lật đật chạm vào nhau kêu inh ỏi. Người ra, người vào, người về, người ra tiễn chen nhau, ồn ào như một cái chợ khổng lồ họp trên sân bay quốc tế của nước Nga.
Mỗi người ra về phải làm ba bản giấy tờ, kê khai có mấy kiện hàng, có mấy túi xách tay, tên các mặt hàng, có đô la Mĩ hay không, có vàng hay không, có thuốc tây, thuốc lá hay không. Cửa vẫn còn đóng kín, chưa một nhân viên hay cảnh sát nào muốn làm việc mà người đứng xép hàng đã lộn xộn lắm rồi. Họ cãi nhau vì người trước người sau, người không có hàng, người có hàng, người chen hàng, người không chen hàng. Trong cảnh đó đoàn người vẫn tiếp tục rồng rắn lên mây. Họ ra ra, vào vào, lượn vòng quanh phỏng đoán xem hôm naycửa số mấy sẽ dễ dàng, còn cửa số mấy sẽ khó khăn. Ai cũng hồi hộp, lo lắng. Liệu hàng của mình có bị khám kĩ không? Liệu hàng của mình có bị vất lại không? Liệu chỗ thuốc tây mình đã giấu dưới bọc vải có thoát được không? Chỗ thuốc tây đó mà thoát được thì vợ con mình cũng được no vài tháng. Liệu mình có phải trả thêm tiền cước không? Thôi thì hàng trăm thứ.
Họ đứng chờ mở cửa đã lâu nên cũng chồn chân. Và, có lẽ đêm qua vì quá lo lắng, hồi hộp nên suốt đêm họ không ngủ được nên lúc này trông họ như những người ốm. Đã có mấy cô gái yếu ớt chóng mặt, hoa mắt đứng không vững nữa liền ngồi thụp xuống sàn nhà, di di hai ngón tay vào hai bên thái dương, mặt mày xanh rớt.
Cửa mở. Họ’dồn lên như một dòng thác. Va ly, thùng mủng, túi xách, túi mắt cáo thi nhau tiến lên. Rồi tất cả bỗng dừng lại. Hóa ra họ vừa nghe được một tin, cửa này khám kĩ lắm. Thế là họ nhào tới cửa kia. Con rắn bị đứt khúc đầu cứ thế mà đứt tiếp các khúc sau. Cảnh sát phải ra giữ trật tự. Họ mắng nhau như hát hay vậy.
Đắc ra muộn. Hôm trước tôi đã dặn dò Đắc cẩn thận thế rồi mà hắn vẫn còn ra muộn. Mặt mày Đắc hớt hơ hớt hải. Một thùng giấy to tổ bố. Cái thằng, đến sắm một chiếc va ly mà xách cho tử tế cũng không có tiền mà sắm. Một túi khoác vai to như một va ly. Dứt khoát cái túi ấy là không thoát cước được rồi. Mà chả biết Đắc nhét những gì trong đó? Lại một túi lưới mắt cáo, cũng lòi ra nào chân nào cẳng búp bê, nào lật đật, nào táo, nào sữa. Thôi thì chịu khó nhịn mẹ nó đi cho rồi. Thương vợ con kiểu đó tôi cũng chịu, không dám làm.
Hàng tiếng đồng hồ trôi qua dòng người chỉ nhích lên được có vài bước. Kiểu này có lẽ Đắc không ra kịp máy bay rồi. Tôi suy nghĩ một lát rồi nháy Đắc, đẩy xe hàng của Đắc sang một đường khác, đánh bài chen hàng vậy. Dân ta vẫn có truyền thống chen hàng giỏi mà. Tôi và Đắc bị nhiều bàn tay lôi lại. Tiếng mắng nhiếc nổi lên như một đợt sóng. Mặt tôi lúc này phải đỏ hơn mào gà là cái chắc.
Trăm sự chỉ tại Đắc. Biết làm sao bây giờ? Đã đâm lao thì phải theo lao thôi. Lúc này cũng không còn đường đề quay về vị trí cũ được nữa, vì khắp mọi nơi người, xe, hàng hóa bủa vây dầy đặc như nêm cối rồi. Chỉ còn có mỗi con đường là tiến lên phía trước mà thôi. Con đường phía trước nào mà chả gian truân, chả vinh quang cơ chứ. Mồ hôi mồ kê chúng tôi vã ra như tắm. Cái túi mắt cáo bị đứt quai làm mấy quả táo đỏ lăn ra ngoài, Đắc vội cúi xuống nhặt thì mấy quả khác lại lăn ra tiếp. Tôi mắng Đắc:
– Vất mẹ nó đi còn nhặt làm gì, đi nhanh lên không mất mẹ nó chỗ bây giờ?
Cuối cùng cũng đến lượt Đắc. Tay Đắc run run đặt hàng lên bàn cho họ khám. Thoát được khâu khám nhưng Đắc không thoát được khâu cân hàng. Đắc đứng giữa nhà gào tôi:
– Phải trả thêm mười cân cước nữa. Hết 50 rúp tất ca.
Rồi Đắc chạy loanh quanh tìm chỗ thuận tiện nhất để đón tiền của tôi quăng vào. Mấy tay cảnh sát chạy ra ấn Đắc vào bên trong, Đắc lại chạy ra ngoài, họ lại ấn Đắc vào trong. Cuối cùng Đắc cũng trả xong cước. Quần áo Đắc đã bắt đầu lệch xệch. Một vạt áo sơ mi tuột ra khỏi cạp quần. Tôi nhìn Đắc mà thương. Chả trách những người từ Hà Nội sang Nga, từ Nga về Hà Nội đều nói, vượt qua được hai cửa ải dó gian lao chẳng khác gì đi đầy ở xứ Xibiri lạnh lẽo. Trông Đắc đã tội nghiệp, đã thương rồi nhưng trông mấy cô gái bé nhỏ gáy yếu càng thấy tội nghiệp và thương hơn. Có một cô người bé quá là bé, đi một đôi giày rã i cao, tuy vậy cũng không làm cho cô cao lên được là bao. Người cô mảnh mai như một chiếc lá liễu. Thế mà cô khoác trên người những năm túi. CÔ lặc lè không sao ới
nổi. Cứ đi được chừng dăm bước, cô lại đặt tất cả năm túi đó xuống, đứng thở rồi lại đi tiếp.
Tôi quay ra không nhìn cô gái nữa. Chẳng biết cô có đi nổi nữa không? Chỉ thấy cái dáng mảnh mai nhích đi từng tý một.
Cảnh tiễn Đắc ra về làm tôi buồn xót xa. Nhìn đoàn người lôi thôi lếch thếch, hỗn độn, tôi chợt nghĩ, những con người đó mới thật là tội nghiệp, thật là đáng hương. Hỏi còn gì nữa đối với họ ở trên đời này ngoài miếng cơm và manh áo? Mà chắc gì miếng cơm đã được no, manh áo đã được lành.
Sau bữa đánh chén món chả nướng của tụi trập ở cái phố cụt với Thomas, tôi chuyển về cơ quan. Bữa đánh chén với Thomas kéo dài suốt đêm. Lúc đầu thì chỉ có đánh chén không thôi. Mỗi thằng làm ba xâu thịt nướng. Bọn nâu này có tài nướng thịt, thơm ngon chẳng khác gì thịt nướng của bọn Côdắc ở miền sông Đông của nước Nga. Vào những mùa hè của những năm thịnh vượng, trên khắp các triền sông đâu đâu cũng thơm lừng mùi thịt cừu nướng chín trên những tảng than hồng cháy rực đỏ. Họ đi chơi, đi tắm sông, đi rừng và ăn những tảng thịt cừu thơm lừng đó. Mùi thịt nướng bay đi khắp các triền sông gọi thêm số người gần xa đến chơi vui mỗi lúc một nhiều. Đời người cũng có lúc vui như thế đó....