Truyện người lớn Tấm lòng bà chị
Đăng Admin
4.5 sao trên 1024người dùng
Lượt xem: 3945
Chia sẻ:
Luyến năm nay vừa tròn 18 tuổi, đẹp ngời ngợi như ánh trăng rằm. Đôi cánh tay thon lẳn cứ nõn nà lên trên màu đỏ của chiếc áo phông cộc tay bó sát người. Em đã học xong lớp 9. Nhà ngay bên
dưới nhà Thuỷ. Sau một hồi chuyện trò, hình như đã mên mến tôi,Luyến đỏ bừng má, thẹn thùng mời: “Anh có đi xem ti vi cùng bọn em không. Hôm nay thứ 6, truyền hình Hà Nội có phim đặc sắc cuối tuần hay lắm”. Tôi nhìn đồng hồ. Mới hơn 8 giờ. Máy nổ vẫn chưa sửa được. Chờ biết đến bao giờ. Thế là tôi đi.
Em Luyến sướng lắm, chân bước cứ líu ríu, líu ríu. Tôi đi sau, bấm đèn cho em. Mùi hoa ngọc lan giắt trong mái tóc em toả ra thơm nồng. Vừa ra khỏi đám đông, tôi đã nghe tiếng gọi giật giọng: “Anh Sướng”. Thì ra là thằng Cương. Nó đang tụ tập cùng đám trai bản trên rệ cỏ bên đường. Vận chiếc áo cộc tay loè loẹt chim cò, sơ-vin quần đen, tóc chẻ ngôi giữa bồng bềnh, trông nó ga-lăng như một tay chơi sành điệu. Nó hỏi: “Anh đi chơi với con Luyến à?”. Tôi bảo: “ừ”. Nó gàn: “Anh đừng đi chơi với con ấy. Nó lắm mồm lắm. Anh mà đi, sáng mai, nó chạy khắp cả bản khoe đấy. Người ta cười cho”. Tôi ghé tai nó thì thầm: “Nhưng mà tối nay anh muốn cạy cửa nhà nó”. Cương trừng mắt: “Em cấm anh đấy. ở bản Dù này không có tục lệ ấy đâu. Anh mà mò vào, bố nó ghè cho vỡ đầu là chết. Nếu anh muốn cạy cửa, tối mai em đưa anh xuống bản Cỏi. ở đấy, ngủ thăm vô tư. Toàn gái Dao trắng nõn trắng nường. Tuần nào bọn em chẳng mò xuống đấy đôi ba lần. Nhưng muốn thế, tối nay, anh phải học cách thức, lề lối cái đã”. Tôi nhớ đến bài phóng sự điều tra về phong tục “cạy cửa ngủ thăm” đã đăng ký với “sếp” mấy tuần trước. Lòng tự nhủ, bằng mọi cách phải thâm nhập cho bằng được cái tục lệ lạ lẫm này. Nếu không, mấy ngày trèo đèo lội suối, ăn gió nằm sương ở cái bản heo hút này công toi à? Thế là, mặc cho em Luyến hờn hờn tủi tủi bỏ chạy trong đêm, tôi, chàng trai Hà thành 30 tuổi đồng ý ở lại với thằng Cương để làm kẻ học trò học nghệ thuật “cạy cửa” trái tim sơn nữ. Ôi! Em Luyến của tôi.
Ngồi xuống bãi cỏ trong ánh trăng thanh rười rượi, tôi nhanh chóng làm quen với đám bạn “cùng hội cùng thuyền” của Cương. Thằng Quý, 18 tuổi, bé nhất hội, miệng nói, mắt cười, nói chuyện dí dủm rất duyên. Thằng Hạ, 20 tuổi, tóc xoăn, đẹp như tài tử xi – nê, tấn công em nào là em ấy chết mê chết mệt như bị bỏ bùa mê ngải lú. Thằng Phong, thằng Điệp, đang học lớp 10 trường huyện thì bỏ dở vì mải mê cạy cửa ngủ thăm hơn là gõ cửa tri thức. Bọn chúng đều ở bản Dù. Tuy mỗi đứa một vẻ nhưng đứa nào cũng sành sỏi trong chuyện sex giăng hoa. Chả thế mà tôi vừa mở miệng hỏi về tục cạy cửa, bọn chúng đã nhao nhao cả lên. Thằng Cương cậy thế người nhà, “khai tâm” cho tôi trước. Nó giảng giải rất rành rọt: “Phong tục này chỉ có ở bản Cỏi của người Dao thôi. Còn có từ đời nảo đời nào thì em cũng chả biết. Bố em kể, ngày xưa, lúc còn trai trẻ, đêm nào bố em cũng đi ngủ thăm. Ngày ấy, nhà người Dao còn làm bằng tre nứa nên cạy cửa rất dễ. Các cô gái đến tuổi cập kê, ngày lên nương lên rẫy, tối về thắp một ngọn đèn, giăng màn rồi lên giường nằm. Chàng trai nào muốn tìm hiểu cô gái ấy có thể đến ngủ thăm. Nếu đèn trong nhà còn sáng, nghĩa là, chưa có anh nào đến, chàng trai phải tự cạy cửa vào, nằm xuống bên cạnh cô gái. Cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ chuyện trò tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau vài đêm như thế, nếu ưng bụng, cô gái sẽ quyết định cho chàng trai “ngủ thật”. Tất nhiên, cả hai đều phải thưa với bố mẹ trước để xem có hợp duyên, hợp số không đã. Khi thời gian ngủ thật bắt đầu cũng là lúc chàng trai phải đến làm công không cho gia đình cô gái. Ngày đi làm, tối về ngủ cùng nhau. Qua một thời gian thử thách, nếu không còn yêu chàng trai nữa, cô gái sẽ gói quần áo cùng với một nắm cơm cho vào địu rồi bảo: “Anh cứ về thôi” hoặc “Đêm qua em nằm mơ thấy ác mộng”, như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối”. Ngừng lời, rít một hơi thuốc đến tóp má, ngửa mặt lên trời lim dim nhả khói, Cương khành khạch cười: “Tất nhiên, thời đại ngày nay, tục lệ này đã khác xưa rất nhiều. Ví như nhà người Dao bây giờ toàn làm bằng gỗ nên việc thám thính, cạy cửa cần phải hết sức khéo léo. Muốn mở được cửa, anh phải dùng hai tay, nhấc cánh cửa lên rồi du nhẹ vào trong. Then cài sẽ tự động rơi xuống. Sau đó, anh phải làm như thế…, như thế… Anh hiểu chưa?”. Thằng Cương ghé sát tai tôi thì thào, tỏ vẻ rất quan trọng. Tôi gật gật đầu rồi giả bộ ngây ngô hỏi: “Thế lúc tán tỉnh được cô gái rồi thì sẽ làm gì?” Cả hội cười ồ lên. Thằng Quý nhanh nhảu, dịch sát bên tôi, cười ngặt cười nghẽo: “ối anh Sướng ơi! Trai Hà Nội gì mà gà mờ thế. Anh phải nắm tay, phải ve vuốt chứ còn làm gì nữa. Như thế này này”. Nó cầm cánh tay tôi lên, bàn tay xương xẩu của nó mơn trớn, ve vuốt từ cổ tay tôi lên đến bả vai, vòng lên cổ rồi lần xuống ngực. Vừa làm, nó vừa nhấn giọng: “Thế. Thế. Anh hiểu chưa? Rồi thì… Hí… Hí… Kéo cưa lừa xẻ với nhau… Hấc… Hấc… Hấc…”. Quý buông tôi ra, ngã vật xuống bãi cỏ, ôm bụng cười sằng sặc. 10 giờ đêm hôm ấy, khi dân bản bắt đầu lục tục bỏ về vì không còn kiên nhẫn chờ đợi sửa được máy nổ nữa thì tôi cũng vừa hoàn thành xong “khoá học cấp tốc” về “nghệ thuật cạy cửa ngủ thăm”. Kẻ học trò là tôi muốn chiêu đãi những “người thầy” cạy cửa sành sỏi một chầu bia tuý luý nhưng ở Xuân Sơn, tịnh không có lấy một hàng quán nào. Đành chia tay nhau với lời hẹn tối mai vượt suối, băng rừng xuống bản Cỏi cạy cửa nhà sơn nữ để “ngủ thăm”.
Kỳ II: Hai lần cạy cửa, hai lần… dở dang
Chiều hôm sau, thầy mo Đặng Văn Hếng sai hai cậu quý tử là Cương và Thuỷ làm thịt con gà sống thiến để làm lễ cầu may cho tôi. Ông Hếng vốn là người Kinh, quê ở Vĩnh Phúc. Hồi nhỏ, vì gia cảnh túng bấn, cha mẹ đ4 bán cho một gia đình người Mán không con ở vùng núi vời vợi cao này. Ngót 60 năm lăn lóc sống, ông đã trở thành người Mán lúc nào không hay. Những nghi lễ cúng khấn của người Mường, người Mán, ông làm rất thuần thục. ở bản Dù này, ai cũng vị nể ông.
Khoảng 5 giờ chiều, trời bỗng nổi giông. Mây đen ùn ùn kéo tới. Sấm chớp đùng đoàng. Gió vặn cành cây răng rắc. Cái cột cờ trước trạm kiểm lâm xóm Dù to như bắp chân sơn nữ, thế mà gió quật đổ kềnh. Mưa như trút nước. Ngồi uống rượu cao khỉ với thầy mo Hếng mà tôi cứ nhấp nhổm không yên. “Không khéo thì trời hại tađêm nay”. Tôi thầm nghĩ. Ông Hếng đưa bàn tay sần sạn lên bấm đốt rồi tủm tỉm: “Chú cứ việc khướt khượt với lão. Rượu này chúa lắm đấy. Đảm bảo với chú, chỉ đến đầu giờ Tuất là trời quang mây tạnh thôi mà”. Tôi bán tin bán nghi. Thế mà đúng 8 giờ, mưa nhẹ hạt dần rồi tạnh hẳn. Gió hây hây thổi. Trời xanh trong. Vầng trăng mười ba đã lấp ló rặng núi xa xa. Ông Hếng thánh thật!
Thằng Thuỷ buồn ra mặt. Thấy tôi đi cạy cửa với Cương, nó hậm hực thì phải. Nó hù doạ: “Anh đừng đi ngủ thăm với thằng Cương. Đường xa xôi cách trở lắm. Đêm, anh không về được đâu”. Tôi cười thầm trong bụng. Đến giờ này, ai có thể ngăn cản được tôi đây?! Tiễn tôi và Cương ra ngoài sân, ông Hếng cứ hì hì cười, vỗ vỗ vai tôi động viên: “Cố gắng! Cố gắng!”. Thằng Sơn, con út của ông Hếng, người choắt như con cá mắm, choàng tay ôm cổ tôi hôn chụt chụt rồi cười hi hi: “Chúc anh Sướng ngủ thăm thành công”. Chúng tôi mướt mải đi, đến cái ao nước nhỏ cuối bản thì gặp hội thằng Quý đứng chờ. Thế là cả bọn khoác vai nhau lên đường.
Con đường độc đạo dẫn đến bản Cỏi phải xuống một con dốc dài hun hút chừng 5 km và vượt qua 3 con su